
Hệ thống xử lý nước thải là một cụm gồm nhiều bể có chức năng riêng biệt, đều nhằm mục đích là xử lý các chất gây ô nhiễm đến nước thải. Một hệ thống xử lý nước thải sẽ không bao giờ đem lại hiệu quả tốt nếu một bể bị trục trặc, tuy mỗi bể có các chức năng riêng nhưng giữa các bể có mối liên kết hỗ trợ nhau cùng hoạt động. Bên cạnh những bể xử lý nước thải thì hệ thống còn có thêm máy thổi khí, ống PVC, không chỉ vậy còn sử dụng thêm hóa chất như PAC, NaOH, Chlorine,...

Mục đích của việc bảo trì, bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải là hướng đến chi phí thấp nhất cho tổng của hai đại lượng: nhân lực và nguồn nhiên liệu cho bảo dưỡng. Giảm sự thất thoát sản phẩm ( bao gồm cả sự thiếu hụt khả năng sản xuất và vật liệu giá trị gia tăng bị mất do hỏng hóc) hoặc một phần nguyên nhân là do chương trình bảo dưỡng bất hợp lý.

Ngày nay, mọi người thường xuyên cập nhật những thông tin về môi trường, bảo vệ môi trường, từ bỏ sử dụng các hóa chất gây hại đến môi trường sống. Vì vậy môi trường đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của chúng ta, trong cái quá trình sản xuất việc tạo ra nước thải là một vấn đề không thể tránh khỏi, câu hỏi đặt ra ở đây là có phương pháp nào xử lý nước thải một cách hiệu quả. Cùng GGTECH tìm hiểu về bể AEROTANK nhé
Aerotank là công trình nhân tạo xử lý nước thải bằng các phương pháp sinh học hiếu khí để loại bỏ các chất thải có trong nước khi thải ra môi trường tự nhiên. Trong bể bùn hoạt tính hiếu khí với sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng, quá trình phân huỷ các loại vi sinh xảy ra khi nước thải tiếp xúc với bùn trong điều kiện sục khí liên tục. Việc sục khí liên tục nhằm đảm bảo các yêu cầu để cung cấp đủ lượng một lượng oxy một cách liên tục và duy trì bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng. Cấu tạo bể Aerotank khá đơn giản. Bể là một khối hình chữ nhật ở trong có bố trí hệ thống phân phối khí, nhằm tăng cường lượng oxy hòa tan trong nước để cấp khí cho các vi sinh vật hữu ích.

Trước sức ép về vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng đặc biệt là tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang gây những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng cần phải chú ý về vấn đề hệ thống xử lý. Thực chất, việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải quan trắc là xử lý được nguồn nước để không gây ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật. Việc xây dựng lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động mục đích là theo dõi, giám sát chất lượng nước thông qua thiết bị, phương tiện tự động. Việc làm này giúp cơ quan nhà nước và các chủ nguồn thải theo dõi chất lượng nước được liên tục và chính xác hơn. Tuy nhiên, việc lắp đặt các trạm quan trắc tự động tốn rất nhiều kinh phí của chủ đầu tư, con số này có thể lên đến hàng tỷ đồng. Do vậy, không bắt buộc chủ đầu tư, cơ sở sản xuất nào cũng phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải quan trắc tự động.

Xử lý nước thải bằng hệ thống kiến tạo hay nói một cách khác là xử lý bằng nước nhân tạo. Đây là một hình thức làm ngập nước từ các nguồn như các vùng đầm lầy, than bùn hoặc các vùng nước tự nhiên hay nhân tạo, tạo ngập nước thường xuyên hay từng thời kỳ bao gồm cả những vùng biển mà độ sâu mực nước khi thủy triều ở mức thấp nhất không vượt quá 6m. Áp dụng hệ thống này phù hợp với xử lý nước thải đô thị, nước chảy bề mặt của đô thị.

Hệ thống xử lý nước thải là một khâu cực kỳ quan trọng trong việc bảo vệ môi trường vì những tác động xấu về chất thải y tế, nước thải bệnh viện, rác thải,... gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của chúng ta. Câu hỏi đặt ra là có quy trình, công nghệ nào xử lý nước thải bệnh viện với một hệ thống liên kết và chất lượng. Cùng tham khảo thêm bài viết của GGTECH nhé !!!

- Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học: Đơn giản được ứng dụng phổ biến trong việc xử lý nước thải công nghiệp, nên áp dụng phương pháp này với nước thải có độ màu cao như dệt nhuộm, mực in,..

GGTECH sẽ giới thiệu cho bạn về hệ thống xử lý nước thải phổ biến, tạo điều kiện tốt nhất hiện nay, giúp bạn lựa chọn được hệ thống phù hợp với doanh nghiệp của mình nhằm tối ưu hóa chi phí, vận hành tốt nhất.