Banner mobi
google.comtiwtter.comyoutube.comfacebook.com
Hà Nội cần rất nhiểu tiền để giải cứu các dòng sông ô nhiễm

Hà Nội cần rất nhiểu tiền để giải cứu các dòng sông ô nhiễm

 

Nhiều dòng sông bị “bức tử”

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng ô nhiễm là do nước thải sinh hoạt của dân cư các quận, huyện ven sông và nước thải sản xuất của khu, cụm công nghiệp chưa được qua xử lý xả thẳng vào sông. Ngoài ra, vẫn còn tình trạng đổ rác thải sinh hoạt, phế liệu xây dựng trực tiếp vào dòng sông…

Bà Nguyễn Thị Lan, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông cho biết: "Gia đình tôi sống cạnh sông Nhuệ  trong nhiều năm, trước đây sông Nhuệ đã ô nhiễm song không nặng như mấy năm gần đây. Người dân cứ tiện là ném rác xuống sông, nhiều khi bao tải rác nổi lên kín cả góc sông. Những ngày trời nắng nóng, mùi hôi từ sông bốc lên rất khó chịu" - bà Lan nói.

Đề cập về thực trạng sông, hồ ở Hà Nội, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cũng thẳng thắn nhìn nhận, vấn đề ô nhiễm sông hồ ở Hà Nội đang trở nên cấp bách và đáng báo động, thách thức môi trường sống của người dân. "Có tình trạng té nước theo mưa, mỗi lần Hà Nội có mưa, tôi thấy các cơ sở sản xuất ùa nhau xả nước bẩn ra, việc này phải kiểm soát và yêu cầu các cơ sở xử lý nguồn nước thải", ông Hoàng Trung Hải nói.

Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội cho hay, thành phố đã kêu gọi vốn xã hội hóa nhưng mới chỉ đạt 22% tỷ lệ nước thải được xử lý. Với mong muốn làm “sống lại” các dòng sông của Hà Nội, lượng vốn đầu tư hết sức lớn.

 

 

 

 

Cần hàng nghìn tỷ đồng làm "sống lại" các dòng sông

 

Để môi trường thành phố được đảm bảo, lãnh đạo Thành ủy Hà Nội đề nghị cơ quan chức năng tiếp tục quản lý tốt các nguồn xả thải, làm sạch các dòng sông bằng cách đưa nước sông Hồng, sông Đà vào, dù tốn hàng chục nghìn tỉ đồng, nhưng quan trọng hơn là cần kiểm soát các nguồn xả thải.

Được biết, UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt đề án cải tạo, làm “sống lại” 4 con sông: Sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tô Lịch và sông Tích. Theo đó, từ nay đến năm 2020, thành phố sẽ hoàn thành việc tách nước thải đưa về hệ thống xử lý tập trung trước khi đổ vào sông, hồ; xử lý tất cả các hồ nội thành và các hồ gắn với di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Theo số liệu quan trắc của Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội), chất lượng nước trên các dòng sông nội đô như sông Kim Ngưu, sông Tô Lịch, sông Sét, sông Nhuệ, sông Lừ..., các hàm lượng amoni, coliform, phosphat…đều vượt quy chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Để xử lý tình trạng này, từ năm 2013, thành phố Hà Nội đã đưa vào hoạt động Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở (quận Hoàng Mai). Nhà máy này có công suất 200.000m3/ngày đêm, với nhiệm vụ thu gom, xử lý nước thải của sông Sét và sông Kim Ngưu, khi qua xử lý nước sẽ bảo đảm các tiêu chuẩn xả nước ra môi trường. Đầu tháng 10/2016, Hà Nội cũng đã khởi công xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá (Thanh Trì) với tổng vốn đầu tư 16.200 tỉ đồng. Với công suất 270.000m3/ngày đêm, nhà máy dự kiến hoàn thành vào năm 2019, sẽ xử lý nước thải sinh hoạt ở các quận, huyện Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông, Cầu Giấy và Thanh Trì.

Ngoài ra, nhiều dự án với kinh phí hàng nghìn tỷ đồng cũng được Hà Nội đặt ra nhằm thu gom và xử lý nước thải như: Hệ thống thu gom và xử lý nước thải đô thị khu vực quận Hà Đông và Sơn Tây dự kiến kinh phí là 3.800 tỷ đồng với công suất 45.000m3/ngày đêm và 20.000m3/ngày đêm; hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Phú Đô, kinh phí 1.800 tỷ đồng với công suất 84.000m3/ngày đêm...

Song, để việc xử lý ô nhiễm tại những con sông trên địa bàn đạt hiệu quả, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho rằng, cần quản lý, kiểm soát nguồn thải, khắc phục và cải thiện chất lượng nước trên lưu vực sông cùng với cơ chế về tài chính cho việc triển khai thực hiện; đặc biệt, cần xử lý triệt để 100% cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, phối hợp giải quyết các vấn đề môi trường liên vùng, liên tỉnh…

 

Chia sẻ:
Hỗ trợ trực tuyến
028 3636 0620
  • Hỗ Trợ Hỗ TrợHỗ Trợ
  • 028 3636 0620
  • sale@ggtech-vn.com
  • Kinh doanh Kinh doanhKinh doanh
  • 0902701414
  • sale@ggtech-vn.com
LIÊN KẾT WEB
Tin tức mới

Lần thứ ba sửa Luật Bảo vệ môi trường để phù hợp xu hướng phát triển

Lần thứ ba sửa Luật Bảo vệ môi trường để phù hợp xu hướng phát triển

Để phù hợp với tình hình mới, Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi lần thứ ba sẽ được trình Quốc hội trong...

TP. Hồ Chí Minh đảm bảo an ninh năng lượng

TP. Hồ Chí Minh đảm bảo an ninh năng lượng

UBND TP.HCM đưa ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, ngành năng lượng thành phố đáp ứng đủ và chất lượng cao cho nhu cầu...

Bến Thốc - Đồ Sơn - Hải Phòng: Khách tắm nước thải từ nhà hàng, quán nhậu

Bến Thốc - Đồ Sơn - Hải Phòng: Khách tắm nước thải từ nhà hàng, quán nhậu

Trở về từ khu du lịch Đồ Sơn (Hải Phòng), nhiều du khách như chưa hết choáng váng về mùi hôi thối bốc lên từ bãi biển....

Bộ trưởng Bộ TN&MT yêu cầu: Bể xử lý chất thải Formosa phải nuôi được cá

Bộ trưởng Bộ TN&MT yêu cầu: Bể xử lý chất thải Formosa phải nuôi được cá

Sáng 8/9, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Trần Hồng Hà cùng lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đi thị sát, kiểm tra quá...

Xi măng Công Thanh lợi dụng mưa bão, xả thải ồ ạt?

Xi măng Công Thanh lợi dụng mưa bão, xả thải ồ ạt?

Nhiều người dân bức xúc trước việc nhà máy xi măng Công Thanh lợi dụng mưa bão để xả thải trái phép ra môi trường,...

Quảng Trị: Công ty xả thải trái phép hứa đầu tư hệ thống xử lý triệu đô

Quảng Trị: Công ty xả thải trái phép hứa đầu tư hệ thống xử lý triệu đô

Mới đây, tại công ty TNHH Dệt may Vinatex Quốc Tế Toms diễn ra cuộc họp “Công bố thông tin liên quan đến dự án Cụm liên...

Đồng bào thiểu số phấn khởi vì nước sạch đến tận cửa nhà

Đồng bào thiểu số phấn khởi vì nước sạch đến tận cửa nhà

Sau nhiều năm “khát nước” sạch, đến nay bà con đồng bào Ra Glai tại xã Ma Nới, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận đang rất...

Thất thoát nước tại Việt Nam đang chiếm 21,5%

Thất thoát nước tại Việt Nam đang chiếm 21,5%

Tỷ lệ thất thoát nước tại Việt Nam còn cao, khoảng 21,5%, trong khi đó, công nghệ xử lý nước thải, chất thải rắn còn...

Nỗ lực bảo tồn hệ sinh thái vườn quốc gia Chư Mom Ray

Nỗ lực bảo tồn hệ sinh thái vườn quốc gia Chư Mom Ray

Đến nay, tại Vườn Quốc gia Chư Mom Ray, đã phát hiện và ghi nhận gần 2.000 loài thực vật

Hà Nội cần rất nhiểu tiền để giải cứu các dòng sông ô nhiễm

Hà Nội cần rất nhiểu tiền để giải cứu các dòng sông ô nhiễm

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, thời gian qua, thành phố đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp; tình trạng ô...

Quảng Ninh: Nhiều dải nước màu đỏ

Quảng Ninh: Nhiều dải nước màu đỏ

Theo người dân sinh sống ngay gần vịnh, bình thường nắng ráo thì nước biển trong xanh nhưng hôm nay khi trời mưa to, nước...

Sớm

Sớm

Hiện nay, sông Cầu Bây đang bị ô nhiễm nặng nề vì hàng ngày đang phải tiếp nhận một lượng nước thải lớn chưa qua...

Bắc Kạn: Nước thải của Trung tâm y tế Huyện Ngân Sơn gây ô nhiễm

Bắc Kạn: Nước thải của Trung tâm y tế Huyện Ngân Sơn gây ô nhiễm

Hiện Trung tâm Y tế huyện Ngân Sơn là đơn vị y tế cấp huyện duy nhất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn chưa có hệ thống...

Nghiên cứu mới của các chuyên gia tại Trường ĐH Georgia (Mỹ) công bố hôm 20-6 cảnh báo thế giới sẽ bị trận lũ rác thải...

Thông báo
Video
Đối tác khách hàng
Copyrights © 2019 CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT TOÀN CẦU XANH. All rights reserved.
  • Online: 1
  • Tuần:
  • Tháng:
  • Tổng: 124769
028 3636 0620
02836360620
Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 028 3636 0620

Hà Nội cần rất nhiểu tiền để giải cứu các dòng sông ô nhiễm

Nhiều dòng sông bị “bức tử”, Cần hàng nghìn tỷ đồng làm

THI CÔNG XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG